Bệnh Trầm Cảm - Nguyên Nhân - Dấu hiệu và Điều Trị
Nguyên nhân bệnh trầm cảm
Một số nguyên nhân có thể dẫn đến bệnh trầm cảm như:
* Trầm cảm do căng thẳng: Thường xuyên chịu nhiều áp lực từ các vấn đề như gia đình, công việc, con cái, kinh tế hoặc do xảy ra một số biến cố như mất tài sản, mất người thân,..cũng là nguyên nhân gây ra bệnh trầm cảm.
* Một số chấn thương hoặc tác động mạnh đến bộ não gây ra các rối loạn về thần kinh.
* Yếu tố di truyền: Theo một số nghiên cứu chuyên khoa củ Mỹ cho biết ADN cũng là một nguyên nhân có thể gây nên bệnh trầm cảm. Nếu bố mẹ hoặc các người thân đã từng hoặc đang mắc bệnh trầm cảm thì con cái có nguy cơ cao gấp 3 lần gặp phải căn bệnh này.
* Lạm dụng thuốc an thần: Những loại thuốc an thần, thuốc ngủ có công dụng gây ức chế hoạt động của thần kinh giúp người sử dụng rơi vào trạng thái ngủ sâu. Tuy nhiên, nếu quá lạm dụng các loại thốc này sẽ khiến cho não bộ bị ảnh hưởng, nguy cơ mắc bệnh trầm cảm cao hơn.
* Lạm dụng chất kích thích: Việc lạm dụng quá nhiều rượu bia, ma túy đá, các chất cấm sẽ khiến cho bộ não bị ảnh hưởng trầm trọng.
* Mất ngủ thường xuyên: Đây được xem là nguyên nhân khá phổ biến dẫn đến bệnh trầm cảm. Việc mất ngủ thường xuyên và kéo dài sẽ làm cho người bệnh suy nghĩ tiêu cực ảnh hưởng đến tinh thần và cả sức khỏe.
Dấu hiệu nhận biết bệnh trầm cảm
- Rối loạn giấc ngủ: Thường xuyên mất ngủ là một trong những nguyên nhân chiếm tỉ lệ cao dẫn đến các trường hợp bị trầm cảm. Bệnh nhân cảm thấy khó ngủ, trằn trọc mặc dù cảm thấy rất buồn ngủ nhưng không thể nào ngủ được hoặc ngủ không sâu giấc.
- Khí sắc trầm buồn: Những bệnh nhân trầm cảm thường có nét mặt ủ rũ, buồn bã, mắt lúc nào cũng đượm buồn, đơn điệu không có năng lượng. Tình trạng chán nản, buồn bã, bị quan, tiêu cực, mất niềm tin kéo dài sẽ làm cho khí sắc bị giảm sút nghiêm trọng.
- Ăn không ngon miệng: Nhiều bệnh nhân sẽ có hiện tượng giảm cân mất kiểm soát, một số ít lại tăng cân. Khi ăn cảm giác không được ngon miệng, chán ăn, không thèm ăn, thường xuyên nhịn ăn dẫn đến cân nặng giảm nhanh.
- Không hứng thú hoặc mất đi sở thích lúc trước: Người bệnh luôn cảm thấy nặng nề, không muốn làm việc gì, đi đứng chậm chạp, không có sức sống.
- Mất tập trung, mệt mỏi: Người bệnh sẽ luôn cảm thấy người lừ đừ, mệt mỏi, không có năng lượng và tinh thần tập trung vào bất cứ việc gì.
- Một số biểu hiện sinh lý: Bệnh nhân sẽ thường xuyên đau nhức chân tay. nhức đầu, hồi hộp, mỏi vai gáy,…
- Cảm giác tội lỗi, vô dụng: Người bệnh trầm cảm thường có những ý nghĩ tiêu cực về bản thân, cảm thấy vô dụng và tuyệt vọng không thể tìm ra được lối thoát, mất hoàn toàn niềm tin vào khả năng của bản thân và tương lại. Luôn cảm thấy có lỗi và làm phiền những người xung quanh.
- Hình thức bên ngoài: Không chăm chút cho bản thân, quần áo không chỉnh tề, ăn mặc lôi thôi. Lười vệ sinh cá nhân hoặc vệ sinh kém. Thường xuyên giận dữ vô cơ, đôi lúc lại buồn rầu không rõ nguyên do.
- Có ý định và hành vi muốn tự sát: Đa phần các bệnh nhân trầm cảm đều luôn có ý định muốn nghĩ đến cái chết để có thể tự giải thoát bản thân.
Chẩn Đoán Trầm Cảm
1/ Chẩn đoán dựa theo các triệu chứng :
Có ít nhất 2 trong 3 triệu chứng đặc trưng sau:
+ Mất hứng thú, quan tâm đến mọi việc
+ Khí sắc trầm buồn
+ Thường xuyên mệt mỏi, năng lượng giảm sút
Có ít nhất 3 trong 7 triệu chứng phổ biến sau:
+ Rối loạn giấc ngủ
+ Giảm sự tập trung
+ Ăn không ngon miệng hoặc ăn nhiều
+ Bi quan, không có niềm tin vào tương lai
+ Giảm sự tự tin và tính tự trọng.
+ Luôn cảm thấy vô dụng, tội lỗi.
+ Có ý nghĩ muốn tự sát
+ Những triệu chứng này sẽ duy trì ít nhất từ 2 tuần và không thể dùng để chẩn đoán các bệnh lý khác.
2/ Chẩn đoán trầm cảm theo tiêu chuẩn DSM IV
Người bệnh sẽ có biểu hiện liên tục ít nhất trong 2 tuần, từ chối tất cả các sở thích vốn có, tính khí sầu muộn, buồn bã và có ít nhất 4 trong các dấu hiệu sau:
+ Giảm ham muốn
+ Mất khả năng tập trung
+ Mất ngủ hoặc ngủ triền miên
+ Thường xuyên mệt mỏi, thiếu năng lượng, sức sống.
+ Giảm hoặc tăng cân đột ngột.
+ Kích động hoặc các hoạt động trở nên chậm chạp hơn.
+ Cảm thấy có lỗi và vô dụng.
+ Có ý nghĩ muốn tự sát
Điều Trị Trầm Cảm
Nguyên tắc điều trị:
+ Khi có dấy hiệu hưng cảm phải ngừng hoặc giảm bớt liều lượng của thuốc.
Khi có tác dụng phụ phải giải thích cụ thể.
+ Việc ăn uống và giấc ngủ phải được phục hồi đầu tiên.
+ Có thể kết hợp nhiều loại thuốc chống trầm cảm.
+ Giải thích cặn kẽ cho bệnh nhân không sợ nghiện thuốc. Thông thường từ sau 2 đến 3 tuần thuốc mới bắt đầu có tác dụng.
+ Tùy vào thể trạng của mỗi bệnh nhân mà có thể kết hợp các loại thuốc chống trầm cảm, thuốc điều hòa khí sắc, thuốc chống rối loạn thần kinh.
+ Bệnh nhân cần duy trì sử dụng thuốc trong vòng 6 tháng và giảm dần sau đó.
* Điều trị theo liệu pháp hóa dược:
Bệnh nhân sẽ được chỉ định sử dụng các loại thuốc như:
- Thuốc chống trầm cảm SSR:Uống Fluoxetin (Prozac) 20mg/ ngày.
Thuốc chống trầm cảm 3 vòng như Anafranin, Amitriptilin. Mỗi ngày uống từ 25 đến 75mg.
- Trong trường hợp bệnh nhân xuất hiện ảo giác, hoang tưởng thì sẽ được chỉ định sử dụng Haloperidol 1,5 – 3mg/ngày hoặc Tisersin 25 – 75mg/ngày.
- Tuy nhiên, khi sử dụng các loại thuốc chống trầm cảm, người bệnh có thể xuất hiện một số tác dụng phụ như nhịp tim gia tăng, giãn đồng tử, mặt mờ, khô miệng, chóng mặt, chán ăn, bí tiểu tiện,…Khi gặp các hiện tượng này bạn cần thông báo ngay với bác sĩ và gia giảm liều sử dụng.
* Trị liệu bằng phương pháp tâm lý
Một số trường hợp có thể kết hợp cả liệu pháp hóa được và liệu pháp tâm lý để điều trị bệnh trầm cảm. Đối với phương pháp này, các bác sĩ có thể sử dụng nhiều cách khác nhau. Tuy nhiên thường được áp dụng nhất đó chính là liệu pháp gia đình và liệu pháp hành vi nhận thức để cải thiện và hỗ trợ tâm lý cho người bệnh. Bằng cách này sẽ giúp cho tâm lý xã hội của bệnh nhân được phục hồi chức năng, giúp cho họ dần cải thiện tâm lý và thích ứng tốt với cuộc sống của cộng đồng.
Trị Liệu Tâm Lý Tại Trung Tâm NHC
Tâm lý trị liệu được đánh giá là phương pháp điều trị an toàn, tích cực với hiệu quả rất đáng ghi nhận.
Đối với bệnh trầm cảm, liệu pháp tâm lý có thể:
+ Xoa dịu lo âu, căng thẳng
+ Hỗ trợ người bệnh chấp nhận sự thật
+ mở góc nhìn mới mẻ, lạc quan và toàn diện hơn về rắc rối họ đang gặp phải
+ Hướng dẫn cách đối phó và kiểm soát những cảm xúc bi quan, tiêu cực
+ Hạn chế tác dụng phụ của thuốc
+ Ổn định tâm lý và tinh thần của bệnh nhân
Tâm lý trị liệu được đánh giá là phương pháp điều trị an toàn, tích cực với hiệu quả rất đáng ghi nhận. Một nghiên cứu quy môn lớn trên hơn 400 người bệnh cho thấy, sự kết hợp giữa việc dùng thuốc chống trầm cảm và trị liệu tâm lý thường mang đến kết quả khả quan.
Các dạng trị liệu tâm lý điều trị bệnh trầm cảm bao gồm:
+ Liệu pháp hành vi – nhận thức
+ Liệu pháp tâm lý giữa các cá nhân
+ Liệu pháp tâm động học
+ Liệu pháp phân tâm học
+ Liệu pháp giải quyết vấn đề
+ Liệu pháp tập trung vào khách hàng
+ Liệu pháp gia đình
Trung tâm Tâm lý NHC đơn vị uy tín trong lĩnh vực tâm lý trị liệu. Hiện tại, trung tâm đã xây dựng phác đồ trị liệu đầy đủ, khoa học bao gồm liệu pháp nhận thức, hành vi và gia đình.
Phương pháp này mang đến những tác động cụ thể như:
+ Giúp người bệnh chấp nhận các vấn đề mà bản thân gặp phải, chấp nhận trị liệu, hiểu và nhận thức đúng đắn hơn về bản thân
+ Loại bỏ hoàn toàn các tâm lý tiêu cực như ám ảnh, sợ hãi, lo âu, căng thẳng
+ Thay đổi hành vi và nhận thức lệch lạc
Giúp người bệnh tăng khả năng ứng phó trước những áp lực từ cuộc sống, các vấn đề mà bản thân gặp phải. Đồng thời cải thiện nhân cách và giúp người bệnh nâng cao giá trị của bản thân
+ Nâng cao ý thức tự chăm sóc sức khỏe cho bản thân
TRUNG TÂM TÂM LÝ TRỊ LIỆU NHC VIỆT NAM
Đơn vị tiên phong tại Việt Nam áp dụng phương pháp trị liệu tâm trí, cải thiện tâm bệnh
+ Cơ sở Hà Nội:
Số 11 ngõ 83 Trần Duy Hưng, P. Trung Hoà, Q. Cầu Giấy | Điện thoại: (024) 2216 8008 – 096 589 8008
Chỉ đường+ Cơ sở TP. Hồ Chí Minh
Số 18 Phan Chu Trinh, Phường 13, Quận Phú Nhuận | Điện thoại: (028) 2201 2555 – 096 299 8008